7 rủi ro khi bán hàng trên Shopee bạn cần biết và cách khắc phục

3538 0 0

Nếu bạn có kinh doanh bán hàng trên Shopee thì đây là bài viết dành cho bạn. Khi bán hàng tại bất cứ đâu, kể cả tại Shopee thì bạn cũng nên tìm hiểu về những vấn đề khi bán hàng sẽ gặp phải để có hướng giải quyết khoa học, thỏa mãn Người mua nhất. Shopee Analytics sẽ đưa đến cho bạn những rủi ro khi bán hàng trên Shopee mà bạn nên biết và hướng khắc phục của mỗi rủi ro qua bài viết dưới đây.

1. Bị đánh giá không tốt trên Shopee

Những bài viết có nội dung đánh giá kém, không tốt về gian hàng của bạn là chuyện rất bình thường đối với bất cứ gian hàng nào khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và ở đây là trên Shopee. Gian hàng nào cũng phải có ít nhất một lần bị đánh giá không tốt từ khách hàng với nhiều lý do khác nhau. Chúng tôi có thể liệt kê cho bạn một vài nội dung đánh giá không tốt cho bạn như sau:

  • Giao hàng không đúng hẹn, chậm trễ.
  • Chất lượng sản phẩm không tốt, không giống như mô tả.
  • Hoặc có thể bị đối thủ chơi xấu bằng cách đánh giá 1 sao bằng nhiều nick ảo Shopee.

Những đánh giá không tốt từ khách hàng hay đối thủ cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của cửa hàng và làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng dành cho Shop. Không chỉ vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến doanh thu, tỷ lệ đơn hàng hoặc mất hết khách hàng. Vậy nên khi gặp trường hợp này, bạn cần giải quyết ngay lập tức.

Khắc phục:

  • Cung cấp và đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như mô tả.
  • Ưu tiên chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng như là giải đáp thắc mắc của khách hàng kịp thời, trả lời nhanh chóng, có chính sách đổi trả hợp lý thỏa mãn khách hàng,...
  • Xây dựng niềm tin cho khách hàng.

2. Bị đối thủ hại

Bị đối thủ hại là rủi ro khi bán hàng trên Shopee khó tránh khỏi. Việc cạnh tranh trong kinh doanh là điều hiển nhiên và các gian hàng sẽ có khả năng chơi xấu nhau bằng việc mưu hại lẫn nhau như gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín và hoạt động cạnh tranh. Hiện tại, trên Shopee tình trạng này đã và đang là thực trạng báo động.

Khắc phục:

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng, liên tục cập nhật và nâng cao sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả, chuyển đổi của gian hàng cao.
  • Xây dựng chính sách tăng cường và bảo vệ hình ảnh, sản phẩm độc quyền của Shop bằng việc thêm logo gian hàng vào mỗi hình ảnh hoặc video ở nơi dễ thấy.

3. Shipper không chuyên nghiệp - rủi ro khi bán hàng trên Shopee

Lựa chọn đơn vị vận chuyển hay shipper cho Shop là lựa chọn quan trọng vì họ là người sẽ làm người giao hàng của bạn đến tay khách hàng. Nếu khách hàng nhận hàng mà thấy kiện hàng bị bóp méo, thời gian giao hàng chậm trễ hay thái độ không tốt của shipper đối với khách hàng thì khả năng bạn sẽ mất khách rất cao. Lý do là vì khách hàng sẽ cảm thấy thiếu tôn trọng, khó chịu. 

Khắc phục: cân nhắc lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, chất lượng. Shopee đã và đang liên kết với một số đơn vị vận chuyển mà bạn có thể lựa chọn như: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, J&T, Viettelpost,...

4. Bị hoàn trả đơn hàng

Rủi ro khi bán hàng trên Shopee quen thuộc của các shop chính là việc bị hoàn trả đơn hàng và bạn bắt buộc phải chấp nhận các trường hợp về tình trạng hàng hóa bị khách hoàn trả. Điều khó khăn nhất khi mắc phải rủi ro này chính là tăng phí giao hàng và giảm lợi nhuận của bạn.

Khắc phục: 

  • Bạn có thể yêu cầu khách hàng quay video lúc bóc hàng lại để có thể giải quyết nhanh hơn.
  • Cung cấp sản phẩm chất lượng, kiểm tra kỹ lại trước khi giao hàng. 

5. Vi phạm các chính sách của Shopee - rủi ro khi bán hàng trên Shopee đáng lưu ý

Bất cứ trang thương mại điện tử nào kể cả Shopee đều có những quy định dành cho người dùng. Khi tham gia kinh doanh trên Shopee, bạn phải phụ thuộc vào các chính sách của Shopee đã đề ra. Vi phạm nhẹ thì bạn sẽ bị hạn chế hoặc bị cấm sử dụng một thời gian. Còn nặng thì sẽ bị khóa tài khoản của Shop vĩnh viễn.

Khắc phục:

  • Để khắc phục rủi ro khi bán hàng trên Shopee này thì bạn hãy tuân thủ theo đúng các chính sách, quy định của Shopee đưa ra.
  • Nắm rõ toàn bộ chính sách của Shopee.

6. Sản phẩm bị vỡ, hỏng hóc vì đóng gói không kỹ

Đây là rủi ro khi bán hàng trên Shopee mà không chủ shop nào muốn. Sản phẩm mà bạn bày bán là sản phẩm dễ vỡ thì nên đóng gói đơn hàng thật tỉ mỉ, kỹ càng, cẩn thận hoặc có thể trang bị các vật dụng chống va đập vào bên trong. Như vậy, sản phẩm đến tay khách hàng sẽ lành lặn, cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

7. Sản phẩm không được để tên cửa hàng hay công ty

Đối với trường hợp này, sản phẩm của bạn nhưng lại quảng cáo cho đơn vị khác là điều cấm kỵ như là sản phẩm của Shop bạn nhưng lại chưa link, logo, hình ảnh hay địa chỉ của đơn vị khác. Bạn không được thay đổi nội dung, thông tin bài đăng nhằm mục đích gian lận đánh giá hoặc cùng một danh mục tìm kiếm hay nhiều danh mục khác nhau nhưng đăng một bài thì bài đó sẽ bị spam.

>> Tham khảo thêm: Hạn xử lý đơn hàng Shopee là bao lâu? Những vấn đề thường gặp liên quan đến xử lý đơn hàng Shopee 

Những rủi ro khi bán hàng trên Shopee mà Shopee Analytics đưa ra trong bài viết là những rủi ro các shop bán hàng dễ dàng gặp phải. Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi, bạn có cách khắc phục hiệu quả và giữ được sự uy tín của gian hàng.

Yến Trần

0/0

Cám ơn vì những phản hồi có giá trị của bạn

Chúng tôi sẽ gửi vấn đề này đến nhóm kỹ thuật của chúng tôi

bài viết này có giúp bạn có thêm thông tin chứ?

Đánh giá 0, Trên tổng 0 Đánh giá

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

Next
Top