Văn khấn cúng Rằm tháng 7 mới và đầy đủ nhất 2023

769 0 0

Rằm tháng 7 là một dịp lễ vô cùng quan trọng trong năm, nó còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân... Vào ngày này, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ đầy đủ để dâng lên bàn thờ, kèm theo đó là các bài văn khấn rằm tháng 7. Nếu bạn vẫn chưa biết mâm cỗ rằm tháng 7 nên chuẩn bị gì, bài khấn ra sao thì hãy tham khảo qua bài viết sau đây của Shopeeanalytics nhé!

Rằm tháng 7 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

Theo tín ngưỡng Việt Nam, rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch) còn được gọi là ngày lễ Vu Lan, lễ báo hiếu, ngày xá tội vong nhân. Thực chất thì tháng 7 âm lịch gắn liền với lễ cúng cô hồn ( bắt nguồn từ Trung Quốc). Thời hậu Đông Hán có một Đạo giáo đưa ra quan niệm về việc cúng rằm tháng 7, họ gọi ngày này là tiết Trung Nguyên. Nó sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch (ngày mở cửa quỷ môn) kéo dài đến hết ngày 30 tháng 7 (ngày đóng cửa quỷ môn).

Nguồn gốc ngày rằm tháng 7

Truyện kể rằng nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiều Liên. Đây là một trong những đệ tử giỏi của Đức Phật. Khi nghe tin mẹ ông bị lưu đày kiếp Ngạ Quỷ, ông đã dùng phép tìm đến mẹ và dâng cơm cho mẹ. Nhưng khi cơm vừa đến miệng mẹ thì lại biến thành lửa. Mục Kiều Liên đau lòng quay về tìm Phật để tìm cách cứu mẹ. Phật đáp rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể cứu được. Chỉ có duy nhất một cách đó là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới có cơ hội cứu được. Ngày rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Sau khi nghe lời Phật chỉ bảo thì Mục Kiều Liên đã làm theo và cứu được mẹ. Về sau, ngày rằm tháng 7 được coi là ngày báo hiếu ba mẹ.

Rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan đó là báo hiếu ông bà tổ tiên, cha mẹ. Bởi cha mẹ luôn là người hi sinh cho chúng ta, bỏ ra công sức nuôi dưỡng ta nên người. Thêm vào đó, người Việt vốn trọng đạo hiếu, thế nên ngày này sinh ra để nhắc nhở chúng ta về công lao dưỡng dục to lớn ấy.

Tổng hợp các bài văn khấn cúng rằm tháng 7 mới và đẩy đủ nhất 2023

Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 cho Thần linh, chư Phật

Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 cho gia tiên

Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh

Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Mâm cúng rằm tháng 7

Mâm cúng rằm tháng 7 sẽ gồm có mâm cúng thần linh, gia tiên, chúng sinh. Thông thường sẽ có các món như gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp...

  • Mâm cúng thần linh: Gà trống nguyên con, xôi hoặc bánh chưng, rượu, chè, hoa quả, trái cây.
  • Mâm cúng gia tiên: Có thể cúng chay hoặc cúng mặn, món ăn tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của người đang sống.
  • Mâm cúng chúng sinh (cô hồn): Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Giờ cúng rằm tháng 7

  • Cúng thần linh: Trong buổi sáng.
  • Cúng gia tiên: Buổi trưa trong khoảng 10H đến 12H.
  • Cúng cô hồn: Buổi chiều tối, lúc chạng vạng từ 17H đến 19H.

Những lưu ý khác khi cúng rằm tháng 7

  • Nên cúng Vu Lan tại chùa trước khi cúng tại gia.
  • Nghi thức cúng Rằm tại nhà nên được thực hiện theo các thứ tự: cúng Phật, cúng gia tiên, cúng chúng sinh.
  • Mâm cúng chúng sinh nên đặt trước sân, ngoài cổng, không đặt trong nhà.
  • Không cúng thịt chó, mèo, rắn, gia vị mắm tỏi.

Trên đây là bài viết văn khấn rằm tháng 7 cùng với các lưu ý khi cúng rằm mà Shopeeanalytics muốn gửi đến các bạn. Hi vọng rằng vào tháng này mọi người sẽ gặp nhiều may mắn, bình an và tài lộc nhé!

Nhung Lalyta

0/0

Cám ơn vì những phản hồi có giá trị của bạn

Chúng tôi sẽ gửi vấn đề này đến nhóm kỹ thuật của chúng tôi

bài viết này có giúp bạn có thêm thông tin chứ?

Đánh giá 0, Trên tổng 0 Đánh giá

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

Next
Top